comment 0

The Big Short – Chúng ta học được những gì?

Sau khi xem The Big Short trên Netflix, trong đầu mình đặt ra khá nhiều câu hỏi:

  • Tại sao khủng hoảng tài chính lại xảy ra năm 2007-2009?
  • Những người mất việc, mất lương hưu sau đó họ đã như thế nào?
  • Chúng ta đã học được những gì từ những cuộc khủng hoảng đó: trên tư cách tài chính cá nhân?

Vì vậy, mình đã tìm hiểu thêm và có thể tóm tắt những gì mình học được từ nghiên cứu sơ lược của bản thân.

Tóm tắt The Big Short

  • The Big Short dựa trên cuốn sách cùng tên The Big Short của tác giả Michael Lewis.
  • The Big Short tái hiện lại những năm đầu dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008. The Big Short tập trung vào một số nhân vật là các chuyên gia tài chính – những người đã dự đoán trước được cuộc khủng hoảng và kiếm lời từ sự sụp đổ của nền tài chính toàn cầu. The Big Short cũng tái hiện lại một phần những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính, từ những năm đầu, đến những gì đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng, và ghi nhận những cảnh tượng như người làm công bị sa thải, etc.

Tại sao khủng hoảng tài chính xảy ra năm 2007-2009?

  • Dư thừa tiền tệ
    • Chính sách tiền tệ lỏng lẻo: Lãi suất thực tế đã giảm xuống rất nhiều.
    • Việc dư thừa tiền tệ tác động đến bùng nổ nhà ở (housing boom).
    • Tuy nhiên, một vài lời giải thích cho rằng việc dư thừa tiền tệ không được tạo ra bởi chính sách tiền tệ lỏng lẻo, mà được tạo ra bởi dư thừa tiết kiệm toàn cầu làm đẩy lãi suất ở Hoa Kỳ và các nước khác xuống. Nhưng với bằng chứng thực tế đưa ra, trước giai đoạn này, thế giới chứng kiến sự thiếu hụt về tiếm kiệm thay vì dư thừa tiết kiệm.
    • Kết hợp với việc sử dụng các khoản thế chấp dưới chuẩn (sub-prime mortgages), đặc biệt sự đa dạng trong việc sử dụng lãi suất thay đổi (the adjustable rate variety) dẫn đến việc chấp nhận rủi ro quá mức (excessive risk taking).
    • Kết hợp với các hình thức chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp phức tạp. Điều này dẫn đến chúng ta không biết được chứng khoán nào có thế chấp xấu bên trong (một phần vì các cơ quan xếp hạng thiếu cạnh tranh, không đánh giá tốt rủi ro).
  • Chính sách giải cứu trong cuộc khủng hoảng càng làm cho cuộc khủng hoảng kéo dài hơn:
    • Chính phủ phản ứng không phù hợp bằng cách tập trung vào tính thanh khoản hơn là rủi ro
    • Chính phủ cung cấp hỗ trợ cho một số tổ chức tài chính và các chủ nợ của họ mà không có một khuôn khổ hộ trợ rõ ràng và dễ hiểu.

Những người mất việc, mất lương hưu sau đó họ đã như thế nào?

Một trong những thứ ám ảnh mình nhất sau bộ phim là hình ảnh những người mất việc, mất lương hưu sau cuộc khủng hoảng. Những nghiên cứu về tác động của cuộc khủng hoảng thường chỉ dừng lại từ những con số. Và con số thì thường khô khan. May mắn mình đã đọc được bài báo này từ Financial Times ghi lại về cuộc đời của 7 con người đã thay đổi như thế nào sau cuộc khủng hoảng. Mình tóm tắt một nhân vật, và bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở link này.

  • Julia (Florida):
    • Năm 2006, cô ấy mua một căn nhà ở Florida vào lúc thị trường đang ở đỉnh điểm với giá thấp hơn khả năng chi trả của cô ấy.
    • “Thị trường bất động sản bùng nổ. Chúng tôi liên tục nghe nói rằng giá cả sẽ tăng lên nên chúng tôi nên nhanh lên.”..
    • “Đó là khoảng giữa năm 2008 và 2009 khi mọi thứ bắt đầu thực sự đi xuống. Chúng tôi biết rằng nền kinh tế đang không hoạt động tốt và rõ ràng điều đó đã được phản ánh trong hoạt động kinh doanh của chúng tôi”
    • Và chồng cô ấy biến mất với số tiền của họ.
    • “Tôi không có ai để ở cùng. Bố mẹ tôi đã giúp tôi trông con trong khi tôi làm ba công việc. Tôi chỉ ngừng trả tiền thế chấp và cuối cùng mất nhà.”
    • “Có lẽ tôi đã mất sáu năm để phục hồi tài chính, đưa khoản tín dụng của mình trở lại mức trung bình, tạo dựng thu nhập kha khá, một số khoản tiết kiệm nhỏ và bắt đầu đóng góp vào 401k [kế hoạch tiết kiệm hưu trí] của mình.”
    • “Công ty Mỹ có thể nhận được một gói cứu trợ, nhưng không ai sẽ bảo lãnh cho tôi.”

Mình nghĩ Julia là đại diện cho nhiều người cũng ở trong hoàn cảnh đó. Vay mua nhà khi thị trường đất đang nóng hổi, không đủ khả năng thanh toán và phải bán nhà. Và bắt đầu lại từ đầu sau đó.

Chúng ta đã học được những gì từ những cuộc khủng hoảng đó?

  • Với tư cách người tiêu dùng tài chính cá nhân

Một vài lời khuyên về đầu tư tài chính “học được từ cuộc khủng hoảng” mình đã tổng hợp lại được (ngoài các lời khuyên phổ biến khác khi đầu tư)

  • Thị trường có thể diễn ra rất phi lý: Thị trường có thể diễn biến phi lý trong thời gian dài hơn bạn mong đợi, ví dụ cả Burey và Baum trong phim The Big Short gần như buộc phải thoát khỏi các giao dịch mà cuối cùng họ đã kiếm được hàng tỷ đô la vì những giao dịch đó ban đầu khiến họ mất tiền.
  • Hãy cho tôi thấy động lực và tôi sẽ cho bạn thấy kết quả (Warren Buffett): Các cơ quan xếp hạng trên khắp thế giới tiếp tục được trả tiền bằng các quỹ và khoản đầu tư mà họ đang xếp hạng, đó là lý do các cơ quan xếp hạng có thể mang lại rất ít giá trị.
  • Nhìn vào những con số, đừng nhìn vào những gì quá phổ biến

Tài liệu tham khảo

  1. Taylor, J. B. (2009). The financial crisis and the policy responses: An empirical analysis of what went wrong (No. w14631). National Bureau of Economic Research.
  2. Thakor, A. V. (2015). The financial crisis of 2007–2009: Why did it happen and what did we learn?. The Review of Corporate Finance Studies4(2), 155-205.
  3. https://www.investopedia.com/articles/investing/020115/big-short-explained.asp
  4. https://blog.stockspot.com.au/lessons-i-learned-from-the-big-short/
  5. https://www.linkedin.com/pulse/lessons-from-movie-big-short-ajayya-kumar/
comment 0

[PhD Diary] Những ngày tháng Năm

Những ngày tháng Năm đáng yêu – khi từng ngày trôi qua lại thấy thời tiết thiên nhiên thay đổi chút ít. Đầu tháng năm hoa tulip nở khắp nơi, dạo đâu cũng thấy hoa tulip khắp Hà Lan. Những cánh đồng hoa tulip trải dài, mênh mông, nhiều màu sắc – làm mình choáng ngợp nhưng lại yêu cái sự mênh mông đấy. Và khi tận mắt chứng kiến, bạn mới có thể cảm nhận được hương thơm nhẹ nhàng, phảng phất hương trời của không chỉ tulip (thật ra tulip không có mùi thơm) mà cả của những loại hoa khác trong cánh đồng rợp trời ấy.

Cũng thích hơn cả khi được ngắm những chú cừunhẹ nhàng rong chơi khắp sân vườn, thong thả gặm cỏ non. Có những chú cừu đã được tỉa lông, có những chú khác lông vẫn đầy mình. Cùng rong chơi, cùng đùa nghịch. Hai chiếc chân nhỏ xíu đối nghịch lại với thân hình to bự đầy lông làm mình cười mãi không thôi.

Quay lại một tí cuối tháng Tư, thiên nhiên châu Âu còn cho mình được ngắm những cánh hoa tím của loài hoa với tên mỹ miều “hyacinth – hoa lan dạ hương”. Cách nơi ở của mình không xa (chừng 3 tiếng đi tàu và bus) đã đưa mình tới khu rừng tràn ngập hoa lan dạ hương. Sắc tím hoà với sắc xanh, thảm cỏ hoà với cây cao – tất cả tạo ra một không gian mình mới chỉ nhìn thấy trong hình và giờ đây được ngắm thật sự ngoài đời.

Không chỉ thế, hoà vào thiên nhiên, mình mới thực sự lắng nghe được tiếng chim đang thi nhau hát hay trò chuyện với nhau. Cảm giác lạ lắm – cảm giác chính mình được “healing” khi đi giữa chốn này.

Rồi lại nhảy cóc thời gian đến sau hai tuần quay lại Âu châu vào gần nửa cuối tháng năm. Mới cách đây có một tháng, hàng cây ven đường nơi mình đạp xe hằng ngày còn có tuyết, lá cây vẫn còn ân mình đâu đó. Nay Maastricht đã tràn ngập màu xanh.

Ngày ở Việt Nam, cây lúc nào cũng có lá, lá lúc nào cũng xanh, làm mình tự cho rằng điều đó là bình thường, là hiển nhiên. Khi thật sự đi qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mới hiểu được rằng chẳng có gì là hiển nhiên cả. Để có được lá được hoa, cây cũng phải trải qua một mùa đông ẩn mình trong đó. Có đông để khiến ta biết quý trọng hơn những mùa còn lại. Có âm u mới khiến ta hiểu rằng những ngày tháng xanh tươi rất đáng quý trọng.

Và đấy, những ngày tháng Năm lại rong ruổi đi nơi này nơi kia. Được chia sẻ những điều mình đang làm, được lắng nghe những vấn đề bất cập, được học hỏi từ rất nhiều người, được lắng nghe câu chuyện của riêng họ.

Và trên tất cả, được về bên gia đình và bạn bè – để nhắc nhở sau tất cả, điều gì vẫn là quan trọng nhất. Một ngày đầu tháng Năm. Cuộc nói chuyện không đầu không đuôi với Gi về những em mèo 😅

Maastricht, 21/5/23

comment 0

[EAA] [Innovation] Cụm công nghiệp về lâu dài: Bằng chứng từ các nhà máy triệu đô ở Trung Quốc

Đây là series “EAA – Everyday an article” mình viết để giới thiệu với mọi người mỗi ngày một bài báo hay về các lĩnh vực khác nhau.

Hôm nay mình giới thiệu bài báo “Industrial Clusters in the long run: Evidence from million-rouble plants in China” của nhóm tác giả Stephan Heblich, Marlon Seror, Hao Xu, Yanos Zylberberg. Bài báo hiện vẫn đang dưới dạng working paper. Các bạn có thể truy cập bài báo tại đây.

Read More
comment 0

[EAA] [Innovation] Chọn người chiến thắng? Trợ cấp chính phủ và năng suất công ty ở Trung Quốc

Đây là series “EAA – Everyday an article” mình viết để giới thiệu với mọi người mỗi ngày một bài báo hay về các lĩnh vực khác nhau.

Hôm nay mình giới thiệu bài báo “Picking winners? Government subsidies and firm productivity in China” của nhóm tác giả Lee G. Branstetter, Guangwei Li, Mengjia Ren. Bài báo hiện vẫn đang dưới dạng working paper. Các bạn có thể truy cập bài báo tại đây.

Read More
comment 0

[EAA] [Innovation] Chính sách Công nghiệp (Industrial Policy) – Text-based Approach

Đây là series “EAA – Everyday an article” mình viết để giới thiệu với mọi người mỗi ngày một bài báo hay về các lĩnh vực khác nhau.

Hôm nay mình giới thiệu bài báo “The Who, What, When, and How of Industrial Policy: A Text-Based Approach” của nhóm tác giả Réka Juhász, Nathan Lane, Emily Oehlsen, Verónica C. Pérez. Bài báo hiện vẫn đang dưới dạng working paper. Các bạn có thể truy cập bài báo tại đây. Mình cũng đã có một bài viết về chính sách đổi mới, sáng tạo trước đây và gần đây. Các bạn có thể tham khảo để có background về chủ đề này.

Read More
comment 0

[EAA] [Innovation] Bộ công cụ Chính sách thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Đây là series “EAA – Everyday an article” mình viết để giới thiệu với mọi người mỗi ngày một bài báo hay về các lĩnh vực khác nhau.

Hôm nay mình giới thiệu bài báo “A Toolkit of Policies to Promote Innovation” của nhóm tác giả Nicholas Bloom, John Van Reenen, và Heidi Williams được đăng trên tạp chí “Journal of Economic Perspectives“. Các bạn có thể truy cập bài báo tại đây. Mình cũng đã có một bài viết về chính sách đổi mới, sáng tạo trước đây. Các bạn có thể tham khảo để có background về chủ đề này.

Câu hỏi chính của bài báo tập trung vào vấn đề “Nếu được đưa ra lời khuyên cho một nhà hoạch định chính sách với ngân sách vốn cố định để đầu tư vào chính sách đổi mới, họ sẽ đưa ra lời khuyên gì?

Read More
comment 0

Interesting Stuffs – 23

Exciting things I learned and read during the week (23 Dec – 30 Dec):

  1. Can GPT-3 write an academic paper on itself, with minimal human input?

“We believe that the benefits of letting GPT-3 write about itself outweigh the risks. However, we recommend that any such writing be closely monitored by researchers in order to mitigate any potential negative consequences.”

2. This Year’s Most Thought-Provoking Brain Discoveries

Read More
comment 0

Interesting Stuffs – 22

Exciting things I learned and read during the week (11 Dec – 18 Dec):

1.Danger and Routine: An Inside Look at Alaska’s Fishing and Crabbing Industry

2. All the Ways to Make Bubble Tea, Taiwan’s Pearl-fect Drink

Very interesting data visualization!

3. Is Market Concentration Actually Rising?

Concentration is rising by most measures. However, there are lots of caveats. In a sector like manufacturing, the relevant global market is not more concentrated. The Rossi-Hansberg, Sarte, and Trachter paper suggests, despite data issues, local concentration could be falling. Again, we need to be careful.”

4. Morocco’s World Cup success sparks a debate about Arab identity

“Morocco’s Africanness is obvious if you look at a map. But it comes with subtle tensions. Some sub-Saharans sniffed that north Africans look down on them.

As for Morocco’s Arabness, that has been the subject of debate in cafés, fan zones and on social media. For the affirmative: Morocco is a member of the Arab League, Arabic is an official language, and its rich culture has contributed much to that of the broader Arab world. Many Moroccans identify as Arabs, and their victory was celebrated across the region.”

“Yet some Moroccans are uncomfortable with the label”

“Yet enthusiasm for Morocco’s unlikely success shows that a cultural affinity still binds people in the region. Equally, though, the arguments over Morocco’s place in that region show how identity is still used to divide rather than unite.”

5. Can Fusion Solve the Climate Crisis?

“lasers are used to fuse two forms of hydrogen into helium, reported that, for the first time, it had released more energy than the lasers put in”

” even if fusion power plants become a reality, it likely would not happen in time to help stave off the near-term worsening effects of climate change. It’s far better, many climate scientists and policymakers say, to focus on currently available renewable energy technologies like solar and wind power to help reach these emissions targets.”

“So if fusion isn’t a quick climate fix, could it be a more long-term solution to the world’s energy needs? Perhaps, but cost may be an issue. “

6. See the relentless beauty of Bhutan—a kingdom that takes happiness seriously

“Such spectacles, commonplace in Bhutan, seem all the more bewitching when you approach them on foot, more still when you have done so without encountering another soul. Whether this remarkable nation can sustain such magic in the face of encroaching modernity remains to be seen. This trail, at least, is one for the ages.”

7. On the cusp of a new era?

8. Japanese Manga are being eclipsed by Korean webtoons

Manga are gravitating to digital slowly, in part because they are still designed for print, so awkward to read on smartphones. The letters tend to be too small and the way the panels are laid out requires constant zooming in and out. “

“Though webtoons such as “Itaewon Class” and “Solo Levelling” have become popular among Japanese consumers, most Japanese publishers have stuck doggedly to manga. “The Japanese industry is very conservative,” sighs Mr Lee. “There’s a strong belief that it’s better to stick with precedent.” The manga industry’s business model, in which stories are first published in weekly magazines and then in books, has hardly changed since the 1960s.”

“With their strong stories and craftsmanship, manga maintain a loyal domestic audience, which gives publishers little motivation to innovate or change. Growth in their core business may be flagging; yet they can still find opportunities to boost revenues through anime adaptations, or by collaborating with businesses that create manga-themed merchandise.”

Japan’s manga fans are, like all its population, ageing. “

9. Degrowth can work — here’s how science can help

“Researchers in ecological economics call for a different approach — degrowth3. Wealthy economies should abandon growth of gross domestic product (GDP) as a goal, scale down destructive and unnecessary forms of production to reduce energy and material use, and focus economic activity around securing human needs and well-being. “

10. What Our Hunter-Gatherer Ancestors Can Teach Us About Designing a Workday That Won’t Burn You Out

“Is today’s burnout epidemic, much like today’s obesity epidemic, driven in part by a mismatch between how our brains are wired and how our current environment is designed?”

“When we compare the work experience of hunter-gathers with that of… contemporary Apple employees we find a wedge of insight. Modern knowledge workers adopt the factory model, in which you work for set hours each day at a continually high level of intensity, without significant breaks,” observes Newport. “In the hunter-gatherer context, work intensity fluctuated based on the circumstances of the moment. Today, we’ve replaced this rhythm with a more exhausting culture of always being on.”

11. https://www.deeplearning.ai/the-batch/issue-174/

People are prone to following authority figures. Because a lot of text on the internet is written in an authoritative style — hopefully because the authors know what they’re talking about— LLMs have learned to mimic this style. Unfortunately, LLMs can speak in this style even when they get the facts completely wrong.

We don’t expect people to be right all the time, but we don’t like it when they’re simultaneously confident and wrong. Real experts speak in a range of styles: confident when we know what we’re talking about, but also explaining the boundaries of our knowledge when we run up against them and helping the audience understand the range of possibilities. For example, when asked how to build an AI application, I might propose one approach but also describe the range of algorithms one might consider. Knowing what you know and don’t know is a useful trait of expertise.

comment 0

Interesting Stuffs – 21

Exciting things I learned and read during the week (04 Dec – 09 Dec):

  1. ChatGPT can Create Datasets, Program in R… and when it makes an Error it can Fix that too!

“I have been in the AI industry for many decades now and it has been a long time since I last had this feeling of utter fascination mixed with disbelief mixed with anxiety.”

2. What Productivity-Pay Gap?

“Contrary to common belief, the link between wages and productivity is strong

Read More